Bệnh trĩ – Những điều cần biết ✅

Bệnh trĩ là một căn bệnh khá phổ biến, tuy nhiên rất nhiều người lại âm thầm chịu đựng do e ngại, tự ti. Hãy cùng nhà thuốc Vũ Linh tìm hiểu về căn bệnh “khó nói” này.

1. Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới. Bệnh có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc dưới da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại).

Căn bệnh này là một trong những nguyên nhân gây chảy máu trực tràng, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nên nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.

2. Các dấu hiệu của bệnh trĩ

Trước đây, bệnh trĩ thường được tìm thấy ở những người trong độ tuổi 45 – 60 nhưng hiện nay căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hoá, tỉ lệ những người trẻ từ 25 – 30 mắc bệnh tăng lên do nhiều nguyên nhân khác nhau như chế độ làm việc, ăn uống thiếu khoa học… Một số triệu chứng điển hình của bệnh trĩ có thể kể đến như:

– Ngứa hậu môn.

– Đau, rát hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện.

– Hậu môn sưng, tấy.

– Chảy máu khi đi vệ sinh.

Ngứa hậu môn là một dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ

                                                              Ngứa hậu môn là một dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ.

3. Nguyên nhân gây bệnh?

Cho đến nay vẫn chưa xác định được rõ ràng đâu là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh có thể phát triển do tăng áp lực trực tràng dưới khiến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn căng ra, có thể phồng hoặc sưng lên. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh có thể kể đến như:

Tuổi tác

Sự suy yếu của các mô liên kết ở trực tràng và hậu môn theo thời gian có thể ảnh hưởng đến những tĩnh mạch tại đây, căn nguyên hình thành búi trĩ. Điều này lý giải tại sao tuổi càng cao, nguy cơ bị trĩ càng lớn. Tuy nhiên trĩ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em.

Mang thai

Bệnh trĩ khi mang thai là do tử cung của mẹ bầu bắt buộc mở rộng để đỡ lấy thai nhi. Điều này vô tình tạo áp lực chèn ép lên tất cả bộ phận ở vùng chậu. Trong đó, trực tràng và hậu môn sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đây cũng là nguyên nhân vì sao mẹ bầu dễ bị trĩ và táo bón.

Béo phì

Cân nặng quá cao sẽ tạo nhiều áp lực và sức ép lên vùng hậu môn hơn so với những người bình thường.cân nặng quá cao sẽ tạo nhiều áp lực và sức ép lên vùng hậu môn hơn so với những người bình thường thường ngồi nhiều. Không những vậy, thói quen ăn uống của những người này thường thiếu khoa học nhiều dầu mỡ và thiếu hụt chất xơ, từ đó dễ gây táo bón.

Nâng vật nặng

Trong một số trường hợp hy hữu, gắng sức nâng vật quá nặng có thể tác động hình thành búi trĩ ở trực tràng hoặc hậu môn.

Táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài quá lâu

Táo bón hay tiêu chảy kéo dài trong thời gian dài khiến thành ruột bị co thắt nhiều hơn, làm tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, lâu ngày hình thành búi trĩ.

Táo bón kéo dài gây nguy cơ bệnh trĩ

                                                                           Táo bón kéo dài gây nguy cơ bệnh trĩ.

Tính chất công việc

Nhân viên văn phòng hay thợ may là đối tượng rất dễ mắc bệnh trĩ do ngồi nhiều, ít vận động. Việc ngồi quá lâu cũng làm tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn, dẫn đến xuất hiện búi trĩ.

Bên cạnh đó, bệnh trĩ còn được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác như: Căng thẳng khi đại tiện, ngồi lâu trong toilet, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, chế độ ăn ít chất xơ…

3. Phân loại

Bệnh trĩ được chia thành trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.

3.1 Trĩ nội

Trĩ nội có 4 mức độ như sau:

– Độ 1: Bệnh trĩ mới hình thành, đại tiện ra máu. Máu lẫn với phân hoặc chảy giọt ra ngoài. Búi trĩ nhỏ và không lòi ra phía ngoài hậu môn.

– Độ 2: Chảy máu khi đại tiện xuất hiện nhiều hơn, dễ dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm, hậu môn sưng đau. Các búi trĩ sưng to, lòi ra khỏi hậu môn khi đi đại tiện nhưng có thể tự thụt vào sau đó.

– Độ 3: Mức độ bệnh trầm trọng hơn, cảm giác khó chịu, đau đớn xuất hiện nhiều và nặng hơn. Búi trĩ to hơn, niêm mạc dày lên, màu hồng đậm và thô ráp.

Các búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn khi đại tiện, phải dùng tay nhét vào mà không thể tự thụt vào. Thậm chí, người bệnh chỉ cần rặn, ho, đi bộ… cũng có thể khiến búi trĩ lòi ra ngoài.

– Độ 4: Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, không thể nhét vào bên trong được nữa. Giai đoạn này có thể xuất hiện tình trạng hoại tử, đau nhức và nghẹt búi trĩ.

Bệnh trĩ được phân loại như thế nào?

                                                                     Bệnh trĩ được phân loại như thế nào?

3.2 Trĩ ngoại

Dấu hiệu thường gặp là hiện tượng chảy máu trong khi đi đại tiện, sa búi trĩ kèm theo cảm giác  đau, ngứa và rát. Trĩ ngoại cũng được chia làm 4 mức độ:

– Độ 1: Xuất hiện cảm giác hơi cộm ở hậu môn, các búi trĩ thò ra ngoài. Nếu phát hiện sớm bệnh trong thời điểm này, việc chữa trị sẽ thuận lợi hơn.

– Độ 2: Các búi trĩ ngoằn ngoèo xuất hiện ngoài hậu môn.

– Độ 3: Ở giai đoạn này, các búi trĩ phát triển lớn, gây tắc hậu môn. Khi đi đại tiện, các búi trĩ bị cọ xát, gây ra hiện tượng chảy máu và đau đớn cho người bệnh.

– Độ 4: Người bệnh bị đau rát, ngứa ngáy do búi trĩ bị viêm nhiễm.

3.3 Trĩ hỗn hợp

Ở bệnh nhân mắc bệnh trĩ lâu ngày, phần trĩ nội và trĩ ngoại liên kết lại, tạo thành trĩ hỗn hợp.

4. Sự nguy hiểm của bệnh trĩ

4.1 Bệnh trĩ có thể tiến triển thành ung thư không?

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội Hậu môn – trực tràng, Việt Nam cho biết, khi bệnh nhân bị trĩ ngoại, búi trĩ có thể gây ngứa, trầy xước tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm hậu môn. Trĩ kéo dài kết hợp với viêm nhiễm có thể kích thích sự phát triển của các tế bào ung thư.

Những người bị bệnh trĩ lâu ngày cần chú ý, nếu xuất hiện tình trạng chảy máu thâm đen và có mùi hôi, có thể bệnh đã chuyển sang ung thư trực tràng. Như vậy, bệnh trĩ lâu ngày có thể tiến triển thành ung thư.

Các triệu chứng của bệnh trĩ như đại tiện ra máu giống với ung thư trực tràng và một số bệnh đường tiêu hoá khác. Do đó, khi xuất hiện tình trạng này, bệnh nhân cần phải đến các cơ sở y tế uy tín để được khám và xác định rõ nguyên nhân.

4.2 Trĩ có lây không?

Trên thực tế, kể cả trị nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp không phải là căn bệnh, truyền nhiễm, nó không có khả năng lây lan trong cộng đồng có khả năng lây lan. Những người trong gia đình cùng mắc bệnh trĩ, có thể do chế độ ăn uống và sinh hoạt giống nhau. Khả năng di truyền bệnh trĩ có thể xảy ra ở người mắc bệnh khuyết van tĩnh mạch bẩm sinh.

5. Biến chứng bệnh trĩ

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bệnh trĩ là căn bệnh ở vùng kín nên ảnh hưởng đến tâm lý, khiến nhiều người e ngại đi khám và điều trị. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, như:

– Tắc mạch: Hậu môn đau buốt, triệu chứng phù nề cũng nặng hơn, dịch rỉ viêm ra nhiều.

– Sa nghẹt: Gây đau đớn, chèn ép lên các cơ vòng, búi trĩ sưng nề. Người bệnh cảm thấy đau đớn khi va chạm búi trĩ. Lâu dần, có thể dẫn đến hoại tử, lở loét và nhiễm khuẩn.

– Viêm nhiễm: Thường là viêm khe, nhú, gây ngứa, rát. Đặc biệt, ở bệnh nhân mắc trĩ nặng, búi trĩ lòi ra ngoài lâu, chảy máu cũng làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

– Tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng: Mắc bệnh trĩ lâu ngày mà không điều trị đúng cách kết hợp viêm nhiễm hậu môn có thể kích thích các tế bào ung thư phát triển, tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.

Bệnh trĩ kéo dài gây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

                                                          Bệnh trĩ kéo dài gây có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

6. Điều trị

6.1 Nội khoa

Khi mắc bệnh trĩ, nên đến bệnh viện khám để xác định tình trạng bệnh và hướng dẫn cách điều trị phù hợp.

Nếu bệnh nhẹ, có thể chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống, lối sống phù hợp như sau:

– Bổ sung chất xơ hàng ngày, chú ý uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón, từ đó giảm bớt áp lực tác động đến búi trĩ. Đôi khi, một vài loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bổ sung chất xơ cũng có thể cần thiết.

– Tập luyện thể dục thể thao nhằm tăng cường sức khỏe cho vùng chậu.

– Ngâm nước ấm hoặc chườm lạnh giúp làm giảm triệu chứng sưng đau.

6.2 Ngoại khoa

Một số trường hợp trĩ xảy ra biến chứng nên được cắt bỏ sớm bằng một trong các phương pháp sau:

– Chích xơ mạch máu nuôi búi trĩ: thường dùng trong trĩ nội độ 1 và 2, không chỉ định cho trĩ có huyết khối, trĩ nội bị viêm loét hoặc hoại tử.

– Thắt búi trĩ: sử dụng dây thun hoặc vòng thắt cao su để ngăn cản sự cung cấp máu cho các búi trĩ, gây thiếu máu cục bộ, làm xơ, teo và khiến búi trĩ tự rụng. Phương pháp này đơn giản, rẻ tiền, dễ thực hiện nhưng chỉ dùng được khi trĩ còn nhẹ.

– Phương pháp Longo: được sử dụng nhiều ở các nước châu Âu, châu Á trong phẫu thuật cắt bỏ trĩ để điều trị trĩ nội độ 3, độ 4. Phương pháp này không cắt bỏ búi trĩ mà chỉ làm gián đoạn các mạch máu trĩ trên và giữa, đưa các búi trĩ vào trong ống hậu môn, làm teo mô trĩ. Ưu điểm: Làm giảm cảm giác khó chịu do không cắt bỏ vùng da hậu môn.

– Phương pháp khâu triệt mạch THD: làm tắc mạch cung cấp máu cho hậu môn, hạn chế sự tăng lên về kích thước của búi trĩ.

– Ngoài ra, còn các phương pháp khác như: Milligan Morgan, White Head…

7. Cách phòng ngừa bệnh trĩ

Bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách cải thiện lối sinh hoạt lành mạnh hơn, thay đổi chế độ ăn uống, chẳng hạn như:

– Bổ sung ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả và trái cây vào chế độ ăn uống. Những thực phẩm này giúp làm mềm phân, hạn chế tình trạng táo bón.

Bổ sung rau củ quả và trái cây giúp làm mềm phân, hạn chế táo bón

Bổ sung rau củ quả và trái cây giúp làm mềm phân, hạn chế táo bón

– Uống nhiều nước trong ngày, có thể bổ sung các loại nước ép từ rau củ, rau xanh để tăng cường dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

– Tập thói quen rèn luyện thể chất. Điều này sẽ giúp tiêu hóa tốt, tuần hoàn máu vùng hậu môn tốt làm giảm nguy cơ căng phồng tĩnh mạch hậu môn, phòng ngừa bệnh trĩ.

– Vệ sinh hậu môn đúng cách, không dùng giấy vệ sinh thô ráp hoặc có chất tạo mùi để tránh gây kích ứng. Hãy dùng giấy mềm hoặc khăn ướt không mùi.

Để hiểu rõ hơn về cách phòng ngừa bệnh trĩ, mọi người hãy tìm hiểu thêm trong bài viết Phòng ngừa bệnh trĩ.

Bệnh trĩ gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Cần có ý thức chữa bệnh từ sớm để nâng cao hiệu quả chữa bệnh, tránh các biến chứng có thể xảy ra. Mọi người tránh những quan niệm sai lầm khiến bệnh trầm trọng hơn, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe.

Thân ái!!!

Ý kiến bạn đọc (0)

© 2021 Thuốc đặc trị bệnh | Hotline: 0355.991.977 - 0868.279.680. Thiết kế Website bởi Viacom.