Chi tiết sản phẩm
Khám bệnh và tư vấn bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ em ✅
Nếu là một người luôn quan tâm đến con cái thì sẽ muốn những thứ tốt đẹp nhất đến với con của mình.Luôn quan tâm từ sức khỏe đến vẻ bề ngoài của chúng.Nhưng một trong số những điều mà bạn không muốn con mình vướng phải đó là vấn đề về cân nặng.Và vào một ngày bạn phát hiện ra rằng con mình đang sụt cân một cách nghiêm trọng và không tiếp thu được đồ ăn,biếng ăn.Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến biếng ăn,suy dinh dưỡng ở trẻ em:
Nguyên nhân suy dinh dưỡng hầu hết xuất phát từ ngoại cảnh như hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế, thói quen ăn uống và sinh hoạt gây nên. Suy dinh dưỡng thường là hậu quả của các vấn đề sau:
- Bữa ăn nghèo nàn về số lượng và chất lượng của các dưỡng chất: Đây là nguyên nhân phổ biến gây suy dinh dưỡng ở các nước nghèo.
- Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng kém do các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc sau một đợt bệnh nặng, người bệnh cảm thấy không ngon miệng, không muốn ăn mặc dù được cung cấp thức ăn giàu chất dinh dưỡng. Ói mửa hay đi chảy kéo dài làm mất chất dinh dưỡng. Bệnh lý viêm loét đại tràng, bệnh Crohn làm giảm khả năng dung nạp chất dinh dưỡng từ thức ăn đưa vào. Bệnh nhân viêm loét dạ dày hoặc các bệnh lý gan mật thường đối mặt với chứng khó tiêu, làm người bệnh chán ăn, lâu dần cũng gây nên suy dinh dưỡng. Các bệnh lý nhiễm trùng tại đường tiêu hóa, hoặc việc phải sử dụng nhóm thuốc kháng sinh làm mất cân bằng giữa lượng vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột cũng làm giảm khả năng hấp thu.
- Vấn đề sức khỏe tâm thần: nhiều rối loạn tâm thần kinh ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của người bệnh như trầm cảm, chứng chán ăn tâm thần, chứng ăn ói và các rối loạn ăn uống khác. Nguyên nhân này cũng có thể gặp phải ở trẻ em. Khi bi gia đình ép buộc ăn uống quá mức, trẻ dễ có tâm lý sợ hãi sinh ra những nỗi ám ảnh về thức ăn, dần dần sẽ dẫn tới bệnh chán ăn và gây ra suy dinh dưỡng.
- Trẻ sơ sinh không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên, không bú đủ sữa mẹ và cho ăn dặm quá sớm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng không được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời có thể dẫn tới suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Quan niệm cho trẻ bú sữa công thức tốt hơn sữa mẹ là không đúng đắn. Những người mẹ suy dinh dưỡng hoặc không biết cách cho con bú cũng là những nguyên nhân gián tiếp gây suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
Để xác nhận về suy dinh dưỡng một cách tốt nhất,thì nên theo dõi các chỉ số sau:
- Cân nặng theo tuổi.
- Chiều cao theo tuổi.
- Cân nặng theo chiều cao.
Các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ em khác nhau theo từng mức độ và từng thể suy dinh dưỡng. Có nhiều cách phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Thông thường, suy dinh dưỡng ở trẻ được chia làm 3 loại: suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, suy dinh dưỡng thể thấp còi và suy dinh dưỡng thể gầy còm.
- Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: khi cân nặng của trẻ thấp hơn mức tiêu chuẩn của những trẻ cùng trong một độ tuổi và cùng giới tính. Giá trị cân nặng theo tuổi của trẻ nằm dưới đường biểu diễn -2SD
- Suy dinh dưỡng thể thấp còi: khi chiều cao của trẻ thấp mức tiêu chuẩn của những trẻ cùng trong một độ tuổi và cùng giới tính. Giá trị chiều cao theo tuổi của trẻ nằm dưới đường biểu diễn -2SD. Đây là thể suy dinh dưỡng mãn tính, biểu hiện thấp còi trên lâm sàng là hậu quả của một quá trình suy dinh dưỡng kéo dài trong những năm đầu đời, có khi bắt đầu sớm từ tình trạng suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ.
- Suy dinh dưỡng thể gầy còm: khi cân nặng theo chiều cao của trẻ thấp hơn mức chuẩn của những trẻ cùng giới tính, tức là nằm dưới mức -2SD. Lúc này, cơ và mỡ bị teo đi nhiều. Đây là thể suy dinh dưỡng cấp tính, xảy ra trong thời gian ngắn.
Có một cách khác để phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ em là dựa vào hình thái, chia làm 3 loại: suy dinh dưỡng thể teo đét, suy dinh dưỡng thể phù, suy dinh dưỡng thể hỗn hợp.
- Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiokor): Đây là thể suy dinh dưỡng nặng. Nhìn bên ngoài, trẻ có vẻ mặt tròn trịa đầy đặn nhưng tay chân khẳng khiu, teo nhỏ, trương lực cơ giảm. Trẻ có các triệu chứng như phù, rối loạn sắc tố da với những đốm màu đỏ sẫm hoặc đen và các biến chứng như thiếu máu kéo dài, còi xương, thiếu vitamin A gây khô giác mạc, quáng gà. Trẻ hay quấy khóc, tóc thưa dễ rụng, móng tay dễ gãy, nôn trớ, ỉa chảy cũng có thể là những biểu hiện của bệnh. Bố mẹ nếu thiếu hiểu biết có thể rất dễ bỏ qua khiến việc điều trị cho trẻ bị chậm trễ. Suy dinh dưỡng thể phù điều trị khó và tỷ lệ tỷ vong khá cao. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng thể phù là do trẻ thiếu cung cấp protid, có thể kèm theo thiếu các vi chất dinh dưỡng như vitamin và các muối khoáng
- Suy dinh dưỡng thể teo đét (Maramus): Đây là thể suy dinh dưỡng nặng, do trẻ không được cung cấp đủ năng lượng. Trẻ rất gầy, trông như da bạo xương, vẻ mặt già cỗi, mất toàn bộ lớp mỡ dưới da và thường xuyên gặp phải các chứng rối loạn tiêu hóa. Trẻ chán ăn, ủ rũ, kém linh hoạt. Suy dinh dưỡng thể teo đét tiên lượng tốt hơn thể phù vì tổn thương các cơ quan ít hơn.
- Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp: Là sự phối hợp giữa suy dinh dưỡng thể teo đét và suy dinh dưỡng thể phù. Do trẻ không được cung cấp đủ protid và năng lượng.